Cả một tuyến đường ngập ngụa mùi hôi thối, hoá chất khử trùng, hàng trăm người bịt khẩu trang vớt cá chết và cứu số cá còn sống sót ở Hồ Tây.
Cá chết trắng Hồ Tây: “Nước có thể nhiễm kim loại nặng”
Vụ cá chết hàng loạt ở Hồ Tây: Nước hồ thiếu oxy
Hà Nội: Cá chết bất thường, nổi trắng ven Hồ Tây
Hàng trăm người được huy động để vớt cá chết ở Hồ Tây trong đêm 2.10
Đêm 2.10, số lượng cá chết được vớt lên bờ tiếp tục tăng, từng chuyến xe môi trường chở xác cá nối đuôi nhau. Trên đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, hai con đường thơ mộng nhất Hà Nội nồng nặc mùi cá thối quyện lẫn với mùi thuốc tẩy uế khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi.
Hàng trăm công nhân môi trường, chiến sĩ quân đội, công an, lính cứu hoả được huy động vớt cá xuyên đêm, làm sạch nguồn nước.
“Chưa bao giờ tôi thấy cá chết nhiều đến thế. Chiều nay tôi vớt được những con trắm ốc, cá chép to hiếm thấy, nặng đến gần 15kg. Bịt đến 2 chiếc khẩu trang mà vẫn thấy buồn nôn vì mùi cá chết, tôi vẫn phải làm cố nốt đêm nay. Tất cả anh em đều phải cố gắng, không vớt được hết cá chết, nước sẽ càng ô nhiễm hơn”, ông Lâm, 45 tuổi, một công nhân môi trường nói.
Theo ghi nhận của PV, đến khoảng 24h ngày 2.10, cá chết dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi đã được vớt gần hết. Tuy nhiên, rải rác trên mặt hồ vẫn còn rất nhiều xác cá nổi trắng. Hệ thống máy tạo oxy công suất lớn cũng đã được lắp đặt trên mặt hồ để cứu số cá sống còn sót lại.
Trước đó, chiều 2.10, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cùng Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng đã đến hiện trường tại khu vực đường Nguyễn Đình Thi trực tiếp chỉ đạo công tác xử lý tình trạng này. UBND Thành phố đã lập Ban chỉ huy xử lý sự cố và khẩn trương triển khai 7 biện pháp cấp bách.
Chủ tịch TP yêu cầu huy động lực lượng thuộc Bộ Tư Lệnh Thủ đô, Công an Thành phố, Sở cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn cùng nhiều đơn vị chức năng tập trung lực lượng, phương tiện để rà, vớt cá chết để đưa đi xử lý.
Sở Xây dựng bố trí 10 máy lọc nước tạo oxy đưa vào hoạt động trên mặt hồ, tiến hành mua, bổ sung thêm máy đảm bảo tạo oxy để cứu số cá còn sống ở các tầng nước sâu.
Tối qua (2/10), Thành phố Hà Nội huy động lực lượng Công an Thành phố, lực lượng PCCC, Bộ Tư lệnh Thủ đô, huy động tất cả các xuồng, thuyền đang có, cùng với lực lượng công ty thoát nước, công ty môi trường đô thị, Sở Y tế Hà Nội tập trung vớt cá chết ở hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội)
Hàng trăm chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô được huy động để vớt cá chết tại Hồ Tây từ tối 2/10 đến sáng ngày 3/10
Theo ghi nhận của phóng viên, hàng chục thuyền tấp lập chở cá chết vào bờ ven đường Trích Sài - Nguyễn Đình Thi. Cá chết chất đầy thuyền, nhiều con đã thối rữa.
Nhiều người phải đeo tới 2 chiếc khẩu trang để chống chọi với mùi hôi thối
Theo các công nhân vớt cá cho biết, buổi sáng và buổi chiều cá chết nổi trắng hồ Tây đã số là cá sống ở tầng trên, cá tầng nước sâu tối nay mới chết nổi nhiều như cá chép, cá trắm, cá mè.... trong đó có rất nhiều cá to nặng gần 10kg
Cá to đến nỗi, công nhân phải dùng tay cho vào bao tải chứ không thể dùng xẻng xúc được
Con cá chép này phải nặng hơn 10kg, mức độ các chết ở tầng sâu chết nổi trong đêm rất nhiều, vớt hết lớp này, lớp khác lại nổi lên
Mang con cá chép nặng hơn 10kg vẫn đỏ chứng tỏ cá vừa mới chết
Người dân hiếu kì, đổ xô chụp ảnh, xem râu cá chép dài vài cm
Một người dân lấy tay thử đo bề ngang, có lẽ đây là lần đầu tiên họ chứng kiến nhiều cá to ở hồ Tây chết nổi như thế này
Các mè to gần 10kg được vớt từ mặt Hồ Tây trong đêm
Xe chở cá chết được phu thuốc khử trùng trước khi đưa lên xe tải đi chôn lấp
Nhân viên của Sở Y tế Hà Nội sục hoá chất khử mùi trên mặt hồ
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lấy thêm nhiều mẫu nước ở các khu vực để phân tích tìm nguyên nhân.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết UBND TP Hà Nội trực tiếp thị sát chỉ đạo các đơn vị khẩn trương tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sự cố trong đêm
Ánh mắt xót xa của một công nhân Xí nghiệp thoát nước số 1 trước cảnh cá chết hàng loạt ở Hồ Tây
Theo ước tính đã có hơn 10 tấn cá chết được vớt lên trong ngày 2.10
Người gửi / điện thoại
|
Shop dầu dừa Ly Ly Tổ 2, P Tân Thịnh TP Thái Nguyên
HOTLINE: 01678 74 78 66